Tôi đã tự nhúng mình vào tiếng Anh như thế nào

Tôi đã tự nhúng mình vào tiếng Anh như thế nào

Trước mình có đọc được một câu như này: “Hãy tận hưởng hành trình, đừng chỉ nhìn vào đích đến”.

Và đến ngày hôm nay, mình thật sự coi tiếng Anh là một hành trình và sử dụng tiếng Anh một cách hoàn toàn thoải mái. Thoải mái ở đây không có nghĩa là thành thạo, mà nó có nghĩa là sử dụng nó một cách hiệu quả để để phục vụ cho công việc và đời sống.

Và đối với mình, Tiếng Anh là một công cụ giao tiếp, vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng công cụ này bằng một cách đơn giản nhất, đó là nhúng nó vào cuộc sống của mình!

Đó là số tiếp theo nói về trải nghiệm việc tự học tiếng Anh, nếu ai chưa đọc số đầu tiên thì hãy ghé qua đọc bài Nỗi đau mang tên Tiếng Anh trước nhé. Bài viết sẽ chia sẻ một số cách hay ho để coi tiếng Anh là “học như chơi, chơi như học”. Vì thế mọi người hãy cố gắng lướt xuống đọc hết và để lại bình luận cho mình nhé.

Vậy tôi nhúng TA vào cuộc đời tôi như thế nào?

Khi chúng ta giao tiếp bình thường sẽ sử dụng các giác quan là tai nghe (listening), mắt nhìn (reading) và miệng nói (speaking). Phong cách của mình là đơn giản hóa mọi vấn đề, vì vậy mình đơn giản là cứ nhúng tiếng Anh vào các hoạt động trên.

  • Listening: mình sẽ dùng chức năng hiện lời (lyric) của Spotify để vừa nghe nhạc vừa ngấm nội dung bài nhạc. Chỉ cần bật nhạc lên và ngó vào nếu bạn tò mò bài hát này nói về điều gì, đó chính là bạn đang nghe chủ động rồi đó
  • Reading: Sử dụng Google News để đọc báo lá cải hằng ngày.
  • Speaking: Tìm ra một môi trường phù hợp để chém gió: câu lạc bộ, web chém gió online, hoặc với mình là thuê đứa cháu nó chém gió cùng mình.

Tai nghe (listening)

Mình thích nghe nhạc, từ nhạc Đông nhạc Tây mình đều nghe tuốt. Nhưng mà thường mình nghe chả cần hiểu nội dung bài đó nói gì, miễn giai điệu nó hay là được. Nhưng sau khi dùng chức năng hiện lời (lyric) của Spotify, mình bất ngờ vì những bài mình nghe thường xuyên lại chứa đựng nhiều ý nghĩa đến vậy.

Chỉ cần bật nhạc lên và ngó vào nếu bạn tò mò bài hát này nói về điều gì, đó chính là bạn đang nghe chủ động rồi đó.

Mỗi sáng đến công ty, mình sẽ bật list nhạc yêu thích và “nhờ” các đồng nghiệp trong công ty nghe cùng. Cảm ơn các đồng nghiệp Quest Global đã thương và chấp nhận list nhạc “tạp nham” của mình.

Ảnh minh hoạ: nghe Spotify Lyrics để vừa nghe nhạc vừa luyện âm.

Mắt nhìn / đọc (reading)

Trong một lần tình cờ, mình biết được Google News - một app trên điện thoại cập nhật tin tức hằng ngày. Và điểm đặc biệt của nó chính là nội dung: đó là những sự kiện hot nhất trên internet mà mình có hứng thú ( bởi vì dựa vào những nội dung mình search google hằng ngày để đề xuất các bài báo phù hợp).

Điểm đặc biệt thứ 2 đó là: cái app này có cả bài báo tiếng Anh và tiếng Việt. Vì vậy mình có thể vừa tranh thủ cập nhật tin tức quanh ta (xem mai SG có ngập không, quê ta nắng mấy độ, còn mấy ngày đến Tết). Đồng thời, với nội dung tiếng Anh, mình có thể luyện đọc trên chính những thứ mình thích đọc.

Điểm đặc biệt cuối cùng, nó có chức năng đọc (speak) giúp mình. Vậy là, vừa cho nó phát âm, mình vừa đọc theo lời, sẽ cải thiện đáng để tốc độ đọc hàm lượng nội dung có thể hiểu, đồng thời có thể giúp mình luyện song song đọc/nghe/phát âm.

Ảnh minh hoạ: dùng Google News để đọc báo tiếng Anh.

Miệng nói (speaking)

Cái này thì mình thấy khó để áp dụng hằng ngày nhất. Có một số ý tưởng mình từng thử qua: tham gia câu lạc bộ tiếng anh, sử dụng mấy trang web giao tiếp với người nước ngoài (đang hot trên TikTok)… Tuy nhiên nó khá là khó để dùng hằng ngày một cách hiệu quả.

Đối với mình, mình đã nhờ bạn Mochi (đứa cháu mình) kèm 1vs1 với một cái giá hữu nghị :D. Mỗi tuần mình sẽ có 2 buổi ngồi chém gió tiếng anh với bạn, từ đó Mochi sẽ giúp mình luyện nói và sửa những lỗi sai lúc nghe/nói/đọc/viết mà mình không thể tự nhận ra được.

Lời kết

Vậy sau quá trình áp dụng mấy cái trên, mình có kết quả gì đáng tự hào không? Chắc hẳn phải có chớ, không thì sao mọi người tin vào phương pháp mình chém gió ở trên được.

Nhờ quá trình ngấm tiếng Anh, bây giờ mình có thể “tự tin để sử dụng tiếng Anh hằng ngày” mà không mặc cảm gì nữa.

  • Không ngại mở 1 bài báo, bài luận bằng tiếng Anh ra để đọc (Nếu cần mình có app để tóm tắt hộ mà :D)
  • Thoải mái nói chuyện chuyện với người nước ngoài. Mình cứ chém gió họ với lí tưởng là: do họ không biết tiếng Việt nên mình đã giúp họ bằng cách dùng tiếng của họ, vậy ngại gì mà không tự tin trao đổi =)).

Recent Posts

  • Turn layoff challenge into opportunity

  • How to assign and do the task efficiently?

  • Tôi đã tự nhúng mình vào tiếng Anh như thế nào

  • Series of IC design

  • Nỗi đau mang tên Tiếng Anh

  • Best epic moment in anime (Kirito vs the Gleam Eyes)